Poljot OKEAH: Chiếc Đồng Hồ Dành Cho Thủy Thủ


Vào năm 1976, nhà máy đồng hồ quốc gia số 1 Matxcơva (First Moscow Watch Factory) bắt đầu sản xuất những chiếc đồng hồ cơ có chức năng bấm giờ. Những chiếc đồng hồ này sẽ thay thế những chiếc dùng máy 3017 đã quá cũ. Thiết kế mới này dựa trên máy Venus 188 với nhiều ưu điểm hơn máy 3017 và dễ dàng sản xuất hàng loạt hơn.

Lại nói về công ty Venus, họ sản xuất máy cal. 188 từ năm 1949 cho đến lúc họ rút khỏi thị trường năm 1966. Trong thời gian này, một công ty Thụy Sĩ khác là Valjoux đã mua lại toàn bộ dây chuyền và bản quyền sản xuất cal. 188. Từ năm 1966 đến 1968, Valjoux đã cho ra đời phiên bản chonograph với một chút thay đổi nhỏ và đổi tên thành cal. 7730. Valjoux tiếp tục cải tiến cỗ máy này và cho ra đời các dòng máy cal. 7733 (không có lịch) và cal. 7734 (có lịch ngày).

Vào năm 1974, một năm sau khi Valjoux bắt đầu sản xuất cal. 7750 (bộ máy chronograph tự động) thì họ quyết định ngừng sản xuất máy 7734 và bán toàn bộ dây chuyền và bản quyền cho nhà máy đồng hồ quốc gia số 1 Matxcơva. Tại đây, các kỹ sư Liên Xô đã giữ lại hầu hết các thiết kế của máy 7734 và cải tiến thêm như làm ba-lăng nhỏ hơn, nâng tần số giao động lên 21.600 bph, có thêm chống sốc, nâng số chân kính lên 23 và thêm chức năng chỉnh lịch nhanh. Và họ đặt tên cỗ máy mới với tên mã: 3133.

Ban đầu, cỗ máy 3133 này chỉ được lắp trong dòng đồng hồ Okeah (tiếng Nga: Океан, có nghĩa là Đại dương) được trang bị cho lực lượng Hải quân Liên Xô. Những chiếc đồng hồ này có thiết kế đặc trưng, rất độc đáo và toàn bộ thân vỏ bằng thép với nắp đáy được dập chữ ВМФ Командирские hoặc Navy Commanders. Các tính năng khác như: vòng bezel chỉ múi giờ thứ 2 hoặc vòng telemeter với đơn vị tính bằng hải lý.


Vài năm sau, những chiếc đồng hồ dùng máy 3133 này (và một phiên bản cải tiến khác là 31659) được trang bị cho lực lượng Không quân Liên Xô với cái tên: Sturmanskie. Và cuối cùng, đến năm 1983, những chiếc đồng hồ lắp máy 3133 rẻ hơn được bán ra ngoài cho mọi người dân sử dụng như những chiếc Poljot Buran này.

Nhà máy đồng hồ quốc gia số 1 Matxcơva tiếp tục sản xuất những chiếc đồng hồ chạy máy 3133 này đến tận cuối năm 2004 cho đến khi MakTime mua lại toàn bộ dây chuyền và chuyển toàn bộ thiết bị đến nhà máy của họ ở phía đông nam Matxcơva và tuyển dụng lại toàn bộ nhân viên Poljot. MakTime tiếp tục sản xuất máy 3133 từ tháng 6/2005 nhưng sau vài năm với doanh số bán hàng và lợi nhuận thấp do thiết bị lạc hậu và nhu cầu ít nên cuối cùng họ ngừng sản xuất máy 3133 vào năm 2011.

Con Poljot Okeah của mình đang đeo được sản xuất đầu những năm 198x đang chạy rất hoàn hảo. Không giống như dòng Sturmanskie với nhiều phiên bản ứng với các năm sản xuất khác nhau thì Okeah chỉ được sản xuất duy nhất 1 phiên bản dành cho lực lượng Hải Quân Liên Xô và một phiên bản homage mới được tái bản gần đây.

Kirovskie - Chiếc Đồng Hồ Tiền Thân Của Poljot

Sau thế chiến thứ 2, Nhà máy sản xuất đồng hồ quốc gia số 1 (First State Watch Factory - 1GCHZ) được tập chung chủ yếu vào sản xuất đồng hồ đeo tay. Điều này dẫn tới hàng loạt các thương hiệu đồng hồ mới được ra đời trong thập niên 1950s như Antarktida, Kirovskie, Mayak, Moskva, Pobeda, Poljus, Rodina, Signal, Sportivnie, Sputnik, Stolichnie, Strela, Sturmanskie, và Vympel, đặc điểm chung của các đồng hồ này là đều được lắp máy sản xuất từ Nhà máy sản xuất đồng hồ quốc gia số 1. Tuy nhiên đến năm 1964, các thương hiệu này được hợp nhất dưới cái tên duy nhất: Poljot.

Thương hiệu đồng hồ Kirovskie (Кировские), có thể đặt tên theo Bí thư thành ủy Leningrad là Sergei Mironovich Kirov, là một dòng đồng hồ rất thành công trong khoảng những năm 1950 và đầu những năm 1960. Những chiếc Kirovskie được lắp máy 2408 với kim trung tâm, bộ máy này được làm mỏng đi so với nguyên mẫu ban đầu là máy 2608 thường được lắp trong những chiếc Pobeda và Moskva. Điểm đáng tiếc nhất là chúng chưa được trang bị khả năng chống sốc. Nếu bạn để ý thì những chiếc đồng hồ Kirovskie đều được in dòng chữ: 1ГЧЗ им. Кирова, có nghĩa là được sản xuất tại Nhà máy đồng hồ quốc gia số 1 mang Kirov.

Đặc điểm chung của những chiếc Kirovskie này là chúng được sản xuất với nhiều kiểu mặt số (kiểu tia sáng, mờ, dập nổi), kiểu vỏ (cổ điển, kiểu con cua, kiểu thu nhỏ), vật liệu vỏ (mạ crôm, mạ vàng, vàng khối) và kết hợp với nhiều kiểu phối màu khác nhau. Những chiếc sản xuất sau này lại được nhiều người để ý nhiều hơn với những chiếc có màu sắc sặc sỡ vì chúng được cho là không phù hợp với phong cách thời đó ở Liên Xô. Tuy nhiên những chiếc đồng hồ Kirovskie đầy màu sắc này lại rất thịnh hình trong giới "Stilyagi" - từ dùng để chỉ một lớp giới trẻ mới nổi, sống trong giai đoạn những năm cuối thập niên 1940 đến đầu thập niên 1960 ở Liên Xô, họ chọn cho mình phong cách sống chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây hơn là sự đồng nhất phong cách và văn hóa ở Liên Xô thời đó.

Những chiếc Kirovskie chỉ được sản xuất đến năm 1964. Những chiếc Poljot sau đó cũng được sản xuất với với kiểu dáng tương tự (với tên Poljot được in trên mặt số) nhưng tuyệt nhiên hầu hết các mẫu thiết kế đầy màu sắc và thời trang cho giới "Stilyagi" không bao giờ được sản xuất lại.

Cá nhân mình đánh giá Kirovskie là dòng đồng hồ đẹp và đáng chơi nhất trong những chiếc đồng hồ Liên Xô, nó mang thiết kế mạnh mẽ mà sang trọng với size mặt là 35mm, lên tay rất vừa vặn. Mình mới mua chiếc này chiều nay, tuy vạch chia phút đã mờ đi chút ít nhưng quan trọng là nó vẫn giữ được nguyên bản. Mình mua chiếc này với giá rất đắt nhưng đôi khi tiền không phải là tất cả và không thể mua được những cảm giác khi đeo 1 chiếc đồng hồ 60 năm tuổi trên tay.

Lảo Thẩn

Đã lâu lắm rồi từ năm 2011 mình mới đi leo núi, không phải là sợ mà đơn giản chỉ là chưa đủ quyết tâm như lần này. Thực ra lần này hứng lên thì mình đi chứ chả phải lên kế hoạch gì cả. Cuối thu trời mát, khô ráo lại cộng thêm hơn 3 tháng chạy bộ nên lần này mình chọn leo núi để thử sức khỏe xem sao. Đầu tiên mình định đi Tà Xùa nhưng phải leo 3 ngày và cũng khá khoai nên cuối cùng chốt chỉ leo Lảo Thân thôi ;))

Rủ bạn bè leo cùng cho vui thì chả đứa nào hưởng ứng, cay phết, chúng nó chả coi mình ra gì sất, lần này ông leo cho bọn mày ở nhà thèm chơi. Đầu tháng 10 bắt đầu mình tìm nhóm để join, kiếm trên mạng có nhóm đi giữa tháng nhưng đi vậy gấp quá, lại rơi vào mấy ngày mưa bão rồi lở núi nên mình té khẩn trương. Cuối cùng cũng chốt được nhóm leo cuối tháng, không ngần ngại mình đăng ký luôn. Sau này nói chuyện với chú leader thì biết mình là người đăng ký đầu tiên :))

Offline đầy đủ, cuối cùng cũng đến ngày lên xe đi Sapa, nhưng đen ở cái là nhà xe hẹn đón ở tận Mỹ Đình mà công ty mình lại ở Lạc Trung, lại lóc cóc chạy nửa vòng Hà Nội đến chỗ tập trung. Lên xe mới ngủ được tí mà đã tới Sapa, rồi ăn sáng, gửi lại đồ, lại lên xe khác đi Y Tý. Trên đường đi mình tranh thủ ngắm cảnh, hừm, trời có vẻ âm u, liệu trên núi có mưa hay không...

Đến nơi tập kết, cả nhóm chia đổ zồi làm kiểu ảnh gọi là đánh dấu lúc chưa đi người còn sạch sẽ :))


Méo biết thế nào mà đoạn đường đầu tiên bẩn vãi chưởng, tiếc đôi giầy mới quá T_T


Đầu tiên là đi qua đoạn có vườn rau. Cái địa điểm này anh em nào leo Lảo Thẩn cũng đều biết. Lúc này mới chỉ là đoạn đầu lên quần áo còn thơm tho sạch sẽ lắm.


Đoàn bên cạnh của TravelUp còn có cô bé 8 tuổi leo kìa :O, mình là không lên đỉnh được thì chắc xấu hổ chết. Quyết tâm không chịu thua người ta.

Đức và Hiền
Bắt đầu vào rừng dương xỉ, lên ảnh cũng ra gì phết :x, lúc này người ngợm vẫn con ngon lắm.


Đây là 3 đứa đi 1 mình, trong đó mình lớn tuổi nhất là leo kém nhất, thua Nhiên và Tiến rất xa T_T


Leo mãi mới tới chỗ nghỉ ăn trưa, bánh mì kẹp giò thôi. Đói thì chả chê cái gì cả.

Nhìn 7km tưởng nhẹ ai mà ngờ sau này leo mới vãi đái

Ăn no lại đi tiếp, sau này mới biết là đoạn đường sắp tới mới kinh như thế nào, dốc liên tục, leo không kịp thở, nhưng hễ dừng lại là rét.



Còn đây là đoạn vào rừng, vô cùng bẩn, tiếc giầy mới vãi, huhu


Đi đi mãi, hết ngọn núi này sang ngọn núi khác, cuối cùng cũng đến móm đá sống ảo, trang thủ vào bô ảnh đánh dấu phát, keke
Deep vãi...

Đoàn mình đây, toàn những đứa hàng ngày thò chân dưới gần bàn lên leo khá chậm.


Cảnh xung quanh



Cuối cùng cũng về tới điểm nghỉ, cách đỉnh chắc tầm 3km thôi. Tranh thủ làm vài kiểu để khoe bạn bè. Tin lời chém của mấy ông porter nên cứ tưởng đỉnh Lảo Thẩn ngay phía sau. Sau này mới biết mình bị lừa :(



Gái đảm nó phải thế này, làm màu quá Nhung êi.


Ngắm hoàng hôn trên núi, thank Hạnh vì đã chụp hộ nhá.


Hết chụp ảnh mình chuyển qua nướng gà.


Còn đây là ăn tối, đủ món gà. Quá ngon luông.


Sau ăn cả nhóm đi khò, sáng mai dậy sớm. Quyết tâm là thế mà sáng hôm sau mãi mới dậy lên đỉnh. Đoạn cuối này dã man thật, lên liên tục, Nhung thì không đủ sức nên phải ở lại. Anh em quyết tâm leo gần 2 tiếng mới lên đỉnh. Đây là thành quả (khoe tý).


Đây là chóp bên cạnh





Chụp chán cũng phải quay về, nghe nói vừa có chú nude trên đỉnh xong hehe. Thoai, đã chinh phục xong, giờ quay về ăn sáng thôi....

Mì tôm
Ăn xong cái thì trời đổ mưa, mưa to vãi loằn cả ra, mãi đến 9h sáng anh em hò nhau mặc áo mưa xuống núi.






Cuối cùng cũng xuống núi, ăn cơm lam chống đói thôiiii


Cả đoàn lên xe quay vê Sapa. Hẹn tối liên hoan xõa còn nhau :x



Kết thúc hành trình 2 ngày, thời gian tuy không nhiều nhưng cũng giúp tôi trải nghiệm thêm nhiều điềm và đặc biệt có những người bạn mới nhưng lời của Tim Cahill: "Một cuộc hành trình không phải được đo bằng dặm mà được đo bằng tình bạn".

Seiko KS Hi-Beat 36.000 - Ông Vua Không Ngai


Trong những chiếc vintage của Seiko mình ấn tượng nhất với những chiếc Seiko KS mà không phải là Grand Seiko (thực ra mình không có nhiều tiền nên không với được tới dòng GS >.< ). Mình vô cùng ấn tượng và thích thú với thiết kế và độ hoàn thiện của nó. Phải công nhận là dòng Seiko KS máy 45 1 lịch có thiết kế hoàn hảo, cân đối giữa các chữ trên mặt số cho đến bộ kim tựa như những thanh kiếm của các Samurai Nhật.

Để bắt đầu mình xin lùi lại lịch sử của dòng đồng hồ này. Cách đây hơn 50 năm, trong giai đoạn chưa định hình được đâu là thương hiệu cao cấp của mình, Seiko đã cho phát triển cùng lúc KS và GS với 2 nhóm kỹ sư tại 2 nhà máy phát triển cùng lúc mẫu đồng hồ riêng của mình Daini với King Seiko và Suwa với Grand Seiko, 2 nhóm này hoạt động độc lập với nhau.

Vào năm 1960, nhóm Suwa đã giới thiệu ra mẫu Grand Seiko, ngay sau đó vào năm 1963 nhóm Daini đã đáp trả với mẫu King Seiko đầu tiên với dòng máy lên dây 44xx với tần số giao động 18.000 bph. Dòng đồng hồ này dễ nhận biết với dòng chữ "King Seiko" trên mặt số và biểu tượng chiếc khiên ở nắp đáp. Thời đó dưới áp lực về độ chính xác cao của đồng hồ cộng với áp lực từ Lord Marvel và Grand Seiko đã từng làm đã buộc nhóm Daini phải bắt tay chế tạo ra những cỗ máy với tần số giao động cao lên tới 36.000 bph. Kết quả là King Seiko seri 45 ra đời là đây cũng là dòng máy Hi-Beat đầu tiên. Sau này Seiko cũng đã giới thiệu nhiều mẫu KS Hi-Beat 28.800 bph nhưng với người sưu tập chỉ có KS 45 mới thực sự là "True Hi-Beat". Nhân đây mình cung tiện tóm tắt một số thông tin về các quá trình phát triển các dòng máy của King Seiko.

  • King Seiko (1961-1964) - do Daini sản xuất
  • 44KS (1964-1968) - "Grand Seiko Style" - Calibre 4420A/4420B, do Daini sản xuất, 18,000 bph
  • 45KS (1968-1973) - "Hi-Beat" - Calibre 45xx, do Daini sản xuất, 36,000 bph
  • 56KS (1968-1975) - "King Seiko Automatic" - Calibre 56xx, do Suwa sản xuất, đây là dòng máy automatic đầu tiên, tuy nhiên tần số giao động chỉ còn 28,800 bph.
  • 52KS (1971-1975) - "Final King Seiko" - Calibre 52xx, do Daini sản xuất, automatic, 28,800 bph. Đây là dòng King Seiko cuối cùng mà hãng từng sản xuất.

Ngoài ra khi đọc các con số trên những chiếc Seiko này cũng đem lại cho chúng ta những thông tin vô cùng thú vị. Đầu tiên ta đọc số ghi trên máy, như con KS của mình như này: Sử dụng máy lên dây 4502A thì tất nhiên sẽ có tần số giao động là 36.000 bph rồi :D

Còn đây là nắp đáy.


Các bạn có sẽ nhìn thấy dãy số 4502-7001 sẽ cho ta biết chiếc đồng hồ này sử dụng máy 4502 được lắp vào vỏ có ký hiệu là 7001. Nhưng trên mặt số lại ghi 4502-7000 thì có nghĩa là đồng hồ này bị dựng? Câu trả lời là không phải vì đơn giản số 7000 kia chỉ là mã số cho kiểu mặt số và kim mà thôi.

Tiếp theo con số 0N1958 kia có nghĩa là gì?

Đơn giản! Con số đầu tiên cho ta biết năm sản xuất, ký hiệu tiếp theo cho ta biết tháng sản xuất trong năm đó và 4 con số cuối chính là số thứ tự của chính chiếc đồng hồ đó.

Số 0: Sản xuất năm 1970
Các tháng sẽ là:
1 = Tháng Một
2 = Tháng Hai
3 = Tháng Ba
4 = Tháng Tư
5 = Tháng Năm
6 = Tháng Sáu
7 = Tháng Bảy
8 = Tháng Tám
9 = Tháng Chín
0 = Tháng Mười
N = Tháng Mười Một
D = Tháng Mười Hai

Như vậy chiếc đồng hồ của mình là chiếc thứ #1958 được sản xuất vào tháng 11/1970.

Hehe, lan man như vậy đủ rồi.

Lại nhắc đến cuộc ganh đua giữa King Seiko và Grand Seiko, trải qua năm tháng "gà cùng một mẹ đá nhau", cuối cùng GS đã chiến thắng và trở thành "Vua" của Seiko, còn kẻ chiến bại KS thì ngậm ngùi lùi bước khỏi vũ đài, và an phận làm với vai trò làm đẹp thêm cho BST của các nhà sưu tập đồng hồ Vintage và càng ngày càng hiếm vì dòng KS đã không còn sản xuất nữa.

Chiếc Seiko KS trên mình bắt gặp khi người chủ cũ của nó mới rao bán, không ngần ngại mình đặt mua luôn vì nó chạy máy 45 lại bọc vàng nữa nên khá hiếm. Thời gian chờ đợi shipper giao hàng thật là khủng khiếp. Rồi đến lúc trên được lên tay ngay lập tức mình cho đi lau dầu và cân chỉnh. Lại thêm 1 tuần nữa chờ đợi. Khi nhận được chiếc đồng hồ từ bác thợ thì mình đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì em nó không sao lại đẹp long lanh nữa chứ. Chiếc này mình đeo đi làm hàng ngày, mỗi lần nhìn xuống mình lại thấy yêu quý đồng hồ của mình hơn.






Những chiếc đồng hồ Liên Xô nổi tiếng trong ngành thám hiểm vũ trụ

Nhắc đến lĩnh vực thám hiểm vũ trụ thì không thể không nhắc đến những chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng mà các phi hành gia đeo trên tay.

Đối với nhiều người thì Omega Speedmaster là chiếc đồng hồ tiêu biểu cho lãnh vực này khi nó được Buzz Aldrin đeo trên tay khi ông hạ cánh xuống mặt trăng trong chuyến thám hiểm mặt trăng của tàu Apollo 11 vào ngày 20/7/1969.

Chiếc Omega Speedmaster Professional đó vẫn không thay đổi thiết kế kể từ thời điểm quan trọng đó cho đến nay và là niềm mơ ước của nhiều người trong đó có mình.

Tuy nhiên, chiếc Omega Speedmaster kia chưa phải là chiếc đồng hồ đầu tiên lên vũ trụ mà trước đó vài năm, vào đúng ngày 12/04/1961, phi công Liên Xô là Yuri Gagarin đã đeo chiếc Poljot Sturmanskie bay một vòng quanh quỹ đạo trái đất trên con tàu Vostok và trở thành người đầu tiên bay ra ngoài không gian. Và chiếc Poljot Sturmanskie Sputnik được coi là chiếc đồng hồ đầu tiên được đeo vào trong không gian.


Sau đó vài năm, vào năm 1965, nhà du hành Alexi Leonov là người đầu tiên thực hiện cuộc đi bộ trong không gian, khi đó ông đeo trên tay chiếc đồng hồ Strela có chức năng bấm giờ chronograph (Strela có nghĩa là "mũi tên"). Ông đã đi 12 phút 9 giây bên ngoài tàu vũ trụ. Chiếc Strela đầu tiên sử dụng máy 3017 và sau này được thay bằng dòng máy 3133 nổi tiếng.
Chiếc Strela Chronograph bị ngừng sản xuất vào năm 1979, tuy nhiên sau đó vẫn có các phiên bản của Strela được sản xuất sau năm 1992.
)